Lịch sử Kiribati

Bài chi tiết: Lịch sử Kiribati

Thuở ban đầu

Vùng đất hiện nay được gọi với cái tên Kiribati, trước kia là nơi sinh sống của người Micronesia nói cùng tiếng Ocean vào khoảng thời gian giữa năm 3000 trước công nguyên[8] và 1300 sau công nguyên. Khu vực này không bị cô lập về mặt địa lý; những cư dân ngoại bang đến từ Tonga, Samoa, và Fiji sau đó đã đến và du nhập các khía cạnh văn hóa PolynesiaMelanesia. Các cuộc hôn phối giữa những chủng tộc khác nhau đã làm lu mờ những khác biệt về văn hóa và đạt được một mức độ đồng nhất quan trọng ở nơi này.[9]

Thời kỳ thuộc địa

Quần đảo được các tàu Anh và Hoa Kỳ phát hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Chuỗi đảo chính được đặt tên Quần đảo Gilbert vào năm 1820 bởi một Đô đốc người Nga, Adam von Krusenstern, và thuyền trưởng người Pháp Louis Duperrey, theo tên một thuyền trưởng người Anh là Thomas Gilbert, người vốn trước đó đã băng qua quần đảo vào năm 1788 khi đang đi từ Úc sang Trung Quốc.[10]

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tấn công một boong ke của Nhật trong Trận Tarawa vào tháng 11 năm 1943.

Từ đầu thế kỷ XIX, các tàu đánh cá voi, thương mại và kẻ buôn nộ lệ phương Tây đã ghé thăm hòn đảo mang theo cả các căn bệnh lạ và súng ống.[11] Những người định cư người Anh đặt chân lên đảo lần đầu tiên vào năm 1837. Năm 1892 quần đảo Gilbert đồng ý trở thành xứ bảo hộ của Anh Quốc cùng với Quần đảo Ellice gần đó. Những khu vực này được quản lý bởi Cao ủy Tây Thái Bình Dương đặt trụ sở chính tại Fiji.[10] Cùng với nhau các lãnh thổ này trở thành Thuộc địa trực thuộc Anh (crown colony) của Quần đảo Gilbert và Ellice vào năm 1916. Kiritimati (Đảo Christmas) trở thành một phần của thuộc địa 1919 và Quần đảo Phoenix được thêm vào năm 1937.

Đảo san hô Tarawa và các đảo khác của nhóm đảo Gilbert bị chiếm đóng bởi quân Nhật trong suốt Thế chiến II. Tarawa là một trong những khu vực diễn ra các trận đánh đẫm máu nhất của trong lịch sử Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Tawara vào thánh 11, 1943; theo sau đó Trận Tarawa diễn ra tại thủ đô cũ của Kiribati là Betio trên đảo san hô Tarawa.

Một số quần đảo của Kiribati, đặc biệt là các đảo xa như Quần đảo Line, trước đây được Hoa Kỳ và Anh Quốc dùng làm nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân bao gồm cả bom khinh khí vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960.

Độc lập tới hiện tại

Quần đảo Gilbert và Ellice giành được quyền tự trị vào năm 1971, và tách ra vào năm 1975 rồi được trao quyền tự quản bởi Anh Quốc. Năm 1978, Quần đảo Ellice trở thành quốc gia độc lập là Tuvalu. Trong khi Quần đảo Gilbert được độc lập cùng với Kiribati vào ngày 12 tháng 7 năm 1979. Mặc dù cái tên theo tiếng Gilbert bản địa của Quần đảo Gilbert chính thức là "Tungaru", nhà nước mới vẫn chọn tên "Kiribati", là sự diễn tả theo tiếng Gilbert của từ "Gilbert", được mang nghĩa bao hàm cả các lãnh thổ cựu thuộc địa là Banaba, Quần đảo Line,và Quần đảo Phoenix, vốn chưa bao giờ được coi là một phần của chuỗi đảo Gilbert.[12] Theo Hiệp ước Tarawa, được ký kết một thời gian ngắn sau khi độc lập và thông qua vào năm 1983, Hoa Kỳ hủy bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo rải rác không có người ở thuộc Quần đảo Phoenix Islands và Quần đảo Line là một phần lãnh thổ của Kiribati.

Quá tải dân số đã đang là một vấn đề cấp thiết ở Kiribati. Năm 1988, nước này công bố rằng 4.700 cư dân của nhóm đảo chính sẽ phải tái định cư trên các đảo ít dân hơn. Chính trị gia Teburoro Tito được bầu làm tổng thống năm 1994. Theo sau đó là đạo luật năm 1995 quyết định di chuyển đường đổi ngày quốc tế xa về phía đông để nhóm Quần đảo Line sử dụng cùng thời gian với phần còn lại của đất nước. Đạo luật này đã hiện thức lời hứa của Tổng thống Tito trong chiến dịch tranh cử, dự định sẽ cho phép mọi công việc của quốc gia sẽ đực thực hiện trong cùng thời điểm. Việc này cũng tạo điều kiện cho Kiribati trở thành quốc gia đầu tiên chứng kiến buổi bình minh đầu tiên của thiên niên kỷ thức ba, một sự kiện quan trọng cho ngành du lịch nước này. Tito tái đắc cử vào năm 1998. Kiribati có được tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc năm 1999.[13]

Năm 2002 Kiribati thông qua một đạo luật gây tranh cãi cho phép chính phủ đóng cửa báo chí. Đạo luật này được thực hiện sau khi tờ báo không điều hành bởi chính phủ đầu tiên của Kiribati được thành lập. Tổng thống Tito tái đắc cử vào năm 2003, nhưng sau đó đã buộc phải rời khỏi chức vụ vào tháng 3 năm 2003 thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và thay thế bởi Hội đồng Nhà nước. Chính khách Anote Tong thuộc đảo đối lập Boutokaan Te Koaua được bầu để thay thế Tito vào tháng 7 năm 2003. Ông này tái đắc cử vào năm 2007.[14]

Mùa hè năm 2008, nhà chức trách Kiribati đã yêu cầu Australia và New Zealand chấp nhận các cư dân Kiribati như là những người tị nạn thường trú. Kiribati được xem là quốc gia đầu tiên mà tất cả lãnh thổ đất liền sẽ biến mất do vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Tháng 6, 2008, tổng thống Kiribati Anote Tong đã nói rằng đất nước đã chạm đến "điểm không thể quay ngược lại"; ông còn phát biểu: "Để lên kế hoạch cho một ngày mà bạn không còn một đất nước thật sự đau đớn nhưng tôi nghĩ chúng ta nên phải làm điều đó."[15][16][17][18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiribati //nla.gov.au/anbd.aut-an35312259 http://www.abcnews.go.com/WNT/story?id=3002001&pag... http://timesofindia.indiatimes.com/World/USA/Tiny_... http://news.neoblack.com/news_item.asp?newsid=1066 http://www.newscientist.com/article/mg20627633.700... http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSSP... http://www.rnzi.com/pages/news.php?op=read&id=3379... http://www.trussel.com/kir/dateline.htm http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&...